Thay đổi màu sắc

Một số thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Thứ ba - 31/12/2024 14:44

 Việt Nam đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của sự phát triển; luôn lỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của dân. Công tác cải cách chính sách, hoàn thiện thể chế pháp luật đều có nội dung liên quan đến quyền con người, phát triển con người. Từ năm 2019 đến năm 2023, Quốc hội đã thông qua gần 50 luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa quyền con người quy định trong Hiến pháp năm 2023.
Hiến pháp năm 2013 chế định trực tiếp, quy định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chính đáng và ngày càng tăng về quyền tự do của Nhân dân, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Trong đó, Điều 3 Hiến pháp 2013 quy định: “ Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế; xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc…
Đặc biệc Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ơ khu vực châu Á tham gia Công ước quyền trẻ em, Công ước về quyền của con người khuyết tật.
Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và đã đạt được những thành tựu, dấu ấn không thể phủ nhận, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
+ Về phát triển kinh tế:
Việt Nam thuộc tóp 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới; đang thích ứng nhanh với Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hiện nay có trên 79% dân số sử dụng Internet; tỷ lệ chuyển đổi sử dụng giao thức Intrenet thế hệ 6 (IPv6) đạt khoảng 60%, thuộc nhóm 10 quốc gia cao nhất toàn cầu.
+ Về an sinh xã hội:
Việt Nam đẩy mạnh thực hiện chính sách an sinh xã hội trên các phương diện như: hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống hỗ trợ giải quyết việc làm, hệ thống trợ giúp xã hội, hệ thống chính sách ưu đãi người có công, hệ thống bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch…) đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của đại bộ phận người dân, đặc biệc là ở vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 58% vào năm 1990 xuống dưới 2% năm 2024; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế gần 95% tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trên 98% vào năm 2024.
+ Về tự do tôn giáo:
Việt Nam luôn đảm bảo tốt cho người dân được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
+ Về bình đẳng giới:
Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới năm 2024 của Việt Nam đứng thứ 72 trên thế giới, tănng 11 bậc so với năm 2022.
+ Về giáo dục và đào tạo:
Việt Nam rất quan tâm và xác định mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện giáo dục về quyền con người.
=> Đối với tỉnh Bình Phước: Cùng cả nước, đã nỗ lực thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người. Đặc biệc tỉnh đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới; thực hiện thành công chính sách đặc thù của tỉnh là giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số mỗi năm kể từ năm 2019, góp phần tích cực tạo nên thành tựu về công tác giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn dưới 1%.

Tác giả: Xã Lộc Hòa, Nguyễn Nhớ - CC. VHXH xã Lộc Hỏa

Nguồn tin: Thông tin đối ngoại thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây